Please use this identifier to cite or link to this item: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/20611
Title: Khảo Sát Đặt Tính, Hiện Trạng Khai Thác, Sử Dụng Bài Thuốc Từ Cây Dưới Tán Rừng Và Chế Biến Các Sản Phẩm Có Triển Vọng (Cây Gấc)
Authors: Võ, Quang Minh
Nguyễn, Minh Thuỷ
Nguyễn, Thị Ngọc Hảo
Keywords: Lâm sinh
Issue Date: 2019
Publisher: Trường Đại học Cần Thơ
Abstract: Lâm sản ngoài gỗ là nguồn thu nhập phụ tương đối lớn cho người trồng và giữ rừng, lâm sản ngoài gỗ có nhiều loại khác nhau. Cây thảo dược là một loại lâm sản ngoài gỗ dưới tán rừng đang được quan tâm nghiên cứu vì vậy đề tài “KHẢO SÁT ĐẶC TÍNH, HIỆN TRẠNG KHAI THÁC, SỬ DỤNG BÀI THUỐC TỪ CÂY DƯỚI TÁN RỪNG VÀ CHẾ BIẾN CÁC SẢN PHẨM CÓ TRIỂN VỌNG (CÂY GẤC)” được ra đời nhằm phục vụ nhu cầu tìm hiểu về cách sử dụng, kỹ thuật trồng, lợi ích kinh tế cũng như công dụng của cây gấc mang lại. Bằng phương pháp xay thịt gấc và cà rốt cùng nước với tỷ lệ 150gr gấc, 50gr cà rốt và 2 lít nước cho 2 lít nước ép, có thể bảo quản trong nhiệt độ phòng khoảng 90 ngày (khoảng 3 tháng) và lâu hơn trong điều kiện giữ lạnh. Nước ép gấc- cà rốt có chứa vitamin A, lycopene, β – carotene, được chứng minh là chất chống oxy hóa, có tác dụng phòng chống ung thư, bổ sung vitamin A cho mắt . Ngoài ra trong nước ép còn có rất nhiều vitamin, acid amin cần thiết cho cơ thể như: gluxit, protein, chất xơ,…Hơn nữa, còn giữ được hàm lượng dinh dưỡng cao hơn khi nấu chín. Cách chế biến đơn giản không đòi hỏi trang thiết bị quá cầu kì hiện đại, vì thế đại đa số người dân đều có thể thực hiện được. Như vậy sau khi đề tài hoàn thành sẽ dễ dàng để người dân tiếp thu và thực hiện, tận dụng được nguồn dinh dưỡng từ cây rừng đồng thời kết hợp khai thác hợp lý để tạo thêm nguồn thu nhập giúp họ vững tâm giữ rừng và bảo vệ rừng.
Description: 70 tr
URI: http://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/20611
Appears in Collections:Khoa Môi trường & Tài nguyên Thiên nhiên

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
_file_
  Restricted Access
2.46 MBAdobe PDF
Your IP: 18.117.91.153


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.