Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/24361
Nhan đề: Lịch sử nghề sơn mài ở Bình Dương
Tác giả: Nguyễn, Đình Cơ
Nguyễn, Thị Ngọc Minh
Từ khoá: Lịch sử nghề sơn mài
Bình Dương
Năm xuất bản: 2020
Tùng thư/Số báo cáo: Tạp chí Nghiên cứu Văn học;Số 02 .- Tr.74-80
Tóm tắt: Thuật ngữ tranh sơn mài (A.lacquer; p.lacque) dùng để chỉ loại tranh dựa trên chất liệu vẽ tranh truyền thống của Việt Nam bao gồm sơn ta cộng với các màu sơn, vàng, bạc; sau này khi phát triển còn có thêm các bột màu và màu vỏ trứng, vỏ trai. Các chất màu được vẽ lên mặt nền là tấm vóc. Trong quá trình làm tranh, người ta dùng kỹ thuật mài (ít hay nhiều lần) để sửa chữa tranh để làm mặt tranh phẳng đều, mịn và êm hơn vì tranh được vẽ nhiều lớp chồng lên nhau; sau cùng là đánh bóng tranh. Trước những năm 1930, người ta chỉ dùng sơn ta trong trang trí đồ thờ cúng, làm hàng mỹ nghệ. Vào thời gian này, một số họa sĩ Việt Nam đầu tiên học tại Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương (như: Trần Văn Cẩn, Trần Quang Trân, Nguyễn Gia Trí, Phạm Hậu, Nguyễn Khang...) và nghệ nhân Đinh Văn Thành đã mạnh dạn thử nghiệm đưa kỹ thuật sơn ta vào làm tranh nghệ thuật. Thuật ngữ sơn mài và tranh sơn mài cũng xuất hiện từ đó (Trần Trí 2007: 40-44).
Định danh: http://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/24361
ISSN: 0866-7284
Bộ sưu tập: Nghiên cứu Văn học

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
_file_
  Giới hạn truy cập
2.45 MBAdobe PDF
Your IP: 18.218.55.14


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.