Please use this identifier to cite or link to this item: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/26695
Title: Phân tích nguyên nhân gây gia tăng xói lở bờ sông ở đồng bằng sông Cửu Long
Authors: Huỳnh, Công Hoài
Nguyễn, Thị Bảy
Đào, Nguyên Khôi
Trà, Nguyễn Quỳnh Nga
Keywords: Bờ sông
Sạt lở
Đồng bằng sông Cửu Long
Phù sa bùn cát
Thủy lực
Hình thái sông
Khai thác cát
Issue Date: 2019
Series/Report no.: Tạp chí Khí tượng Thủy văn;Số 703 .- Tr.42-50
Abstract: Hiện lượng sạt ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã xảy ra từ nhiều thập kỷ tuy nhiên trong 10 năm trở lại đây hiện tượng sạt lở xảy ra nghiêm trọng và ngày càng gia tăng. Để tìm hiểu nguyên nhân làm gia lăng sự sạt lở ở ĐBSCL, các số liệu về sạt lở được thu thập và phân tích. Kết quả cho thấy có nhiều nguyên nhân ảnh hưởng đến hiện trạng sạt lở như do địa chất, hình thái sóng, chế độ thủy lực, chế độ phù sa bùn cát, khai thác cát, giao thông thủy, xậy dựng hạ tầng. Tuy nhiên từ số liệu phân tích cho thấy từ năm 2012 khi các hồ chứa trên dòng chính Mêkong đi vào hoạt động, thể tích tích nước tích lại trong các hồ chứa đã gia tăng từ 920 triệu khối lên 16370 triệu khối. Cũng từ thời điểm đó diễn biến sạt lở ở ĐBSCL cũng bắt đầu gia tăng từ dưới 100 điểm tăng dần cho đến nay trên 600 điểm sạt. Song song với thời gian tích nước ở các hồ chứa thượng nguồn. Số liệu đo đạt cũng cho thấy lượng phù sa bùn cát về ĐBSCL giảm đáng kể, đặc biệt ở Tân Châu giảm dần 50% so với trước 2012. Điều này cho thấy việc thiếu hụt phù sa bùn cát do phù sa bùn cát tích tụ trong các hồ chứa trên dòng chính sông Mekong có những mối liên hệ chặt chẽ đến sự gia tăng xói lở ở ĐBSCL. Bên cạnh đó hiện trạng khai thác cát bừa bãi làm sự thiếu hụt phù sa bùn cát thêm trầm trọng và tạo ra sự mất ổn định cho lòng sông cũng tác động làm gia tăng sự xói lở.
URI: http://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/26695
ISSN: 2525-2208
Appears in Collections:Khí tượng Thủy văn

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
_file_
  Restricted Access
1.55 MBAdobe PDF
Your IP: 3.142.197.212


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.