Please use this identifier to cite or link to this item: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/30454
Full metadata record
DC FieldValueLanguage
dc.contributor.advisorNguyễn, Đắc Khoa-
dc.contributor.authorLê, Thanh Mẫn-
dc.date.accessioned2020-08-05T09:08:23Z-
dc.date.available2020-08-05T09:08:23Z-
dc.date.issued2019-
dc.identifier.urihttps://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/30454-
dc.description.abstractBệnh cháy bìa lá (bạc lá) do vi khuẩn Xanthomonas oryzae pv. oryzae gây ra là một trong những nguyên nhân gây thiệt hại nghiêm trọng đến năng suất và chất lượng hạt trên ruộng lúa, đặt biệt là ở khu vực Châu Á. Nhiều nghiên cứu đã và đang hướng đến sử dụng biện pháp sinh học để phòng trừ bệnh cháy bìa lá lúa vì biện pháp này có nhiều ưu điểm đặc biệt là thân thiện với môi trường và góp phần phát triển nông nghiệp một cách bền vững. Đề tài này được thực hiện nhằm chứng minh cơ chế kích thích tính kháng bệnh lưu dẫn trong cây (kích kháng) của hai chủng vi khuẩn đối kháng Bacillus safensis và Bacillus stratosphericus được phân lập từ đất trồng lúa tỉnh An Giang đối với bệnh cháy bìa lá. Cơ chế kích kháng này sẽ được khảo sát ở khía cạnh sinh hóa thông qua sự thay đổi hoạt tính các enzyme phenylalanine ammonia-lyase (PAL), polyphenol oxidase (PPO), peroxidase (POX), catalase (CAT). Kết quả khảo sát cho thấy hiệu quả kích kháng của hai chủng vi khuẩn đối với bệnh cháy bìa lá lúa so với cơ chế kháng bệnh tự nhiên của cây. Điều này thể hiện qua sự lớn hơn về mặt giá trị hoạt tính của các enzyme ở các nghiệm thức có xử lý chủng vi khuẩn đối kháng vào đất và chủng bệnh so với các nghiệm thức chỉ chủng bệnh qua các thời điểm khảo sát. Khi được xử lý chủng vi khuẩn B. safensis ở mật số 107 CFU/ml vào đất, cơ chế kích hoạt tính kháng thông qua sự gia tăng hoạt tính các enzyme diễn ra mạnh mẽ ở giai đoạn đầu khi có sự xuất hiện của mầm bệnh, đặc biệt hoạt tính enzyme CAT có xu hướng tăng cao và giữ giá trị đến 5 ngày sau chủng bệnh. Đối với vi khuẩn B. stratosphericus, khi được xử lý chủng vào đất ở mật số 107 CFU/ml và có chủng bệnh, cây lúa thể hiện cơ chế tăng hoạt tính enzyme PAL ở giai đoạn đầu, sau đó đến enzyme CAT và POX, cuối cùng là enzyme PPO. Từ khóa: Bacillus safensis, Bacillus stratosphericus, catalase, cháy bìa lá lúa, kích kháng, peroxidase, phenylalanine ammonia-lyase, polyphenol oxidase, Xanthomonas oryzae pv. oryzaevi_VN
dc.language.isovivi_VN
dc.subjectCông nghệ sinh học tiên tiếnvi_VN
dc.titleKHẢO SÁT CƠ CHẾ KÍCH KHÁNG THÔNG QUA HOẠT TÍNH CÁC ENZYME PHENYLALANINE AMMONIA-LYASE, POLYPHENOL OXIDASE, PEROXIDASE VÀ CATALASE CỦA VI KHUẨN Bacillus safensis VÀ Bacillus stratosphericus ĐỐI VỚI BỆNH CHÁY BÌA LÁ LÚAvi_VN
dc.typeThesisvi_VN
Appears in Collections:Viện NC & Phát triển Công nghệ Sinh học

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
_file_
  Restricted Access
1.54 MBAdobe PDF
Your IP: 3.140.242.165


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.