Please use this identifier to cite or link to this item: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/30694
Full metadata record
DC FieldValueLanguage
dc.contributor.advisorNguyễn, Phạm Anh Thi-
dc.contributor.authorTrương, Thị Tuyết Ngân-
dc.date.accessioned2020-08-06T08:44:04Z-
dc.date.available2020-08-06T08:44:04Z-
dc.date.issued2019-
dc.identifier.urihttps://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/30694-
dc.description.abstractĐề tài được thực hiện với mục tiêu nhằm so sánh khả năng kháng khuẩn của các loại cao chiết từ hoa Nguyệt quới (Murraya paniculata L.), cao chiết thân lá Diệp hạ châu đắng (Phyllanthus niruri L.) và cao chiết thân lá Diệp hạ châu ngọt (Phyllanthus urinaria L.), với các nồng độ khác nhau được thực hiện trên các dòng vi khuẩn phân lập được từ da của người bị mụn. Các mẫu thực vật được ngâm trong dung môi ethanol 96°, sau đó được cô quay và đông khô cho ra cao khô được dùng trong các thí nghiệm. Các nồng độ trong thí nghiệm ở mức 5, 10, 15 và 20 mg/mL đều thể hiện được khả năng ức chế sự phát triển của các dòng vi khuẩn phân lập. Đường kính vòng vô khuẩn tăng dần từ nồng độ thấp 5 mg/mL đến nồng độ cao nhất trong thí nghiệm là 20 mg/mL. Cao chiết từ thân lá Diệp hạ châu ngọt cho kết quả ức chế tốt nhất so với 2 loại cao chiết còn lại ở cùng nồng độ và thời gian khảo sát, đường kính vòng vô khuẩn lớn nhất ghi nhận được là 25 mm ở nồng độ 20 mg/mL sau 48 giờ; nhỏ nhất là 5,67 mm ở nồng độ 5 mg/mL sau 24 giờ. Cao chiết từ thân lá Diệp hạ châu đắng cho hiệu quả ức chế cao nhưng vẫn kém hơn so với cao chiết thân lá Diệp hạ châu ngọt, đường kính lớn nhất là 23 mm ở nồng độ 20 mg/mL và thấp nhất là 3 mm ở nồng độ 5 mg/mL sau 24 giờ. Thấp nhất là cao chiết từ hoa Nguyệt quới, sau thời gian 72 giờ khảo sát chỉ cho kết quả ức chế đối với 2 trong 3 dòng vi khuẩn phân lập được. Sau 48 giờ đường kính vòng vô khuẩn mới xuất hiện và đường kính ghi nhận được nhỏ hơn so với 2 loài Diệp hạ châu, đường kính xuất hiện trên dòng vi khuẩn A ở nồng độ 15 và 20 mg/mL sau 48 giờ lần lượt là 1,67 và 2,33 mm; đối với dòng vi khuẩn C ở nồng độ 15 và 20 mg/mL sau 48 giờ đường kính lần lượt là 2,67 và 3,67 mm. Từ khóa: Nguyệt quới (Murraya paniculata L.), Diệp hạ châu đắng (Phyllanthus niruri L.), Diệp hạ châu ngọt (Phyllanthus urinaria L.), vi khuẩn trên da, kháng khuẩn.vi_VN
dc.language.isovivi_VN
dc.subjectVi sinh vậtvi_VN
dc.titleSO SÁNH KHẢ NĂNG KHÁNG VI KHUẨN ĐƯỢC PHÂN LẬP TRÊN DA MỤN CỦA CAO CHIẾT HOA NGUYỆT QUỚI (Murraya paniculata (L.) Jack), DIỆP HẠ CHÂU ĐẮNG (Phyllanthus niruri L.) VÀ DIỆP HẠ CHÂU NGỌT (Phyllanthus urinaria L.)vi_VN
dc.typeThesisvi_VN
Appears in Collections:Viện NC & Phát triển Công nghệ Sinh học

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
_file_
  Restricted Access
2.45 MBAdobe PDF
Your IP: 18.226.222.59


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.