Please use this identifier to cite or link to this item: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/78564
Full metadata record
DC FieldValueLanguage
dc.contributor.advisorNGUYỄN, THÙY TRANG-
dc.contributor.advisorLÊ, VĂN DỄ-
dc.contributor.authorLÊ, ĐÌNH CHƯƠNG-
dc.date.accessioned2022-08-01T09:15:25Z-
dc.date.available2022-08-01T09:15:25Z-
dc.date.issued2022-
dc.identifier.issnB1808192-
dc.identifier.urihttps://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/78564-
dc.description65Trvi_VN
dc.description.abstractHiện nay, tình hình diễn biến thời tiết thất thường và thị trường giá cả không ổn định, giá bán thì thấp giá vật tư lại tăng cao dẫn đến dễ thua lỗ trong sản xuất nên việc thay đổi mô hình sản xuất là rất cần thiết xoay quanh quá trình mua bán và cải tạo. Nên đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chấp nhận chuyển đổi sang mô hình nuôi tôm theo hướng an toàn khu vực ĐBSCL” được thực hiện nhằm. Nghiên cứu tập trung vào các nông hộ sản xuất theo mô hình truyền thống và các nông hộ đã chuyển đổi sang mô hình nuôi tôm theo hướng an toàn với tổng mẫu là 625 mẫu, mục đích của nghiên cứu nhằm: (1) Tìm hiểu các nguyên nhân ảnh hưởng đến quyết định chấp nhận chuyển đổi sang mô hình nuôi tôm theo hướng an toàn khu vực ĐBSCL. (2) Ước lượng các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chuyển đổi sang mô hình nuôi tôm theo hướng an toàn. (3) Đề xuất các giải pháp để các nông hộ quyết định chấp nhận chuyển đổi sang nuôi tôm theo hướng an toàn. Nghiên cứu đã sử dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện từ những nông hộ sản xuất nuôi tôm, phương pháp thống kê mô tả và phương pháp phân tích hồi quy Binary Logistic để xác định 8 yếu tố bao gồm: (1) Giới tính, (2) Tập huấn nuôi tôm, (3) Diện tích đất sản xuất, (4) Lao động chính, (5) Kinh nghiệm sản xuất, (6) Tham gia CLB/HTX, (7) Vay vốn, (8) Cán bộ Khuyến ngư ghé thăm có hay không có ảnh hưởng đến quyết định chấp nhận chuyển đổi sang mô hình nuôi tôm theo hướng an toàn khu vực ĐBSCL. Qua kết quả thống kê cho thấy, nguồn lực lao động trong sản xuất nuôi tôm đa số là nam giới ở độ tuổi lao động chiếm khoảng 93,27% ở mô hình tôm an toàn và 91,36% ở mô hình tôm truyền thống. Các nông hộ tham gia vào CLB/HTX còn rất ít chỉ chiếm 14,42% tham gia CLB/HTX ở mô hình tôm an toàn và chiếm 7,49% tham gia CLB/HTX ở mô hình tôm truyền thống. Bên cạnh đó, kết quả phân tích mô hình hồi quy Binary Logistic cũng cho thấy mức độ phù hợp của mô hình này đạt giá trị 83,36%, trong đó các yếu tố tập huấn nuôi tôm, diện tích đất sản xuất, lao động chính, kinh nghiệm sản xuất và vay vốn có ảnh hưởng đến quyết định chấp nhận chuyển đổi sang mô hình nuôi tôm theo hướng an toàn. Trong đó các yếu tố tập huấn nuôi tôm, lao động chính, diện tích đất sản xuất xét ở mức ý nghĩa 1%, yếu tố vay vốn được xét ở mức ý nghĩa 5% và yếu tố diện tích đất sản xuất xét ở mức ý nghĩa 10%. Mặt khác, các yếu tố như giới tính, tham gia CLB/HTX, cán bộ khuyến ngư ghé thăm (Pvalues > 0,1) nên không có ảnh hưởng đến quyết định chấp nhận chuyển đổi sang mô hình nuôi tôm theo hướng an toàn cũng như không có ý nghĩa thống kê trong mô hình. Từ đó, nghiên cứu cũng đưa ra một số giải pháp như: Nâng cao trình độ kỹ thuật canh tác tôm cho nông óLLL dân bằng cách mở các lớp tập huấn về nuôi tôm và thành lập liên kết các THT và HTX, xây dựng hệ thống thủy lợi hoàn chỉnh và giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường trong ao nuôi, ứng dụng các thiết bị hiện đại vào việc nuôi tôm để tôm nuôi có hiệu quả và đạt năng suất cao. Từ đó nâng cao được vai trò, cũng như thấy được tầm ảnh hưởng của việc chuyển đổi mô hình trong việc phát triển kinh tế nông hộ ở địa bàn nghiên cứu.vi_VN
dc.language.isovivi_VN
dc.publisherTrường Đại Học Cần Thơvi_VN
dc.subjectPhát triển Nông thônvi_VN
dc.titleCÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH CHẤP NHẬN CHUYỂN ĐỔI SANG MÔ HÌNH NUÔI TÔM THEO HƯỚNG AN TOÀN KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONGvi_VN
dc.typeThesisvi_VN
Appears in Collections:Khoa Phát triển Nông thôn

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
_file_
  Restricted Access
2.79 MBAdobe PDF
Your IP: 3.17.75.227


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.