Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/86924
Nhan đề: Cấu trúc quần xã phiêu sinh thực vật ở các ao tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vanamei Boone, 1931) siêu thâm canh
Tác giả: Nguyễn, Thị Kim Liên
Lê, Thị Nhu Ngọc
Từ khoá: Nuôi Trồng Thuỷ Sản
Năm xuất bản: 2022
Nhà xuất bản: Trường Đại Học Cần Thơ
Tóm tắt: Mục tiêu nghiên cứu nhằm xác định sự biến động của cấu trúc quần xã phiêu sinh thực vật ở các ao nuôi tôm thẻ chân trắng (L. vannamei) siêu thâm canh. Nghiên cứu gồm có 6 ao nuôi tôm TCT, trong đó có 3 ao nuôi với mật độ 300 con/m2 (Nhóm N1) và 3 ao nuôi với mật độ 200 con/m2 (Nhóm N2). Kết quả cho thấy độ mặn, pH, độ kiềm và các thông số dinh dưỡng trong nước có xu hướng tăng lên vào cuối vụ. Nghiên cứu ghi nhận tổng cộng 24 loài PSTV, trong đó tảo Bacillariophyta có thành phần loài cao nhất, tiếp đến là Dinophyta, Chlorophyta và Cyanobacteria. Thành phần loài tảo có xu hướng tăng dần về cuối vụ, ngược lại mật độ tảo giảm dần vào cuối vụ. Mật độ tảo dao động từ 10.355.718 ± 6.155.279 đến 122.141.433 ± 48.981.337 ct/L và 40.723.475 ± 57.176.083 đến 79.169.779 ± 36.875.889 ct/L tương ứng cho nhóm N1 và nhóm N2. Mật độ tảo lục ở nhóm N2 cao hơn nhóm N1, nhưng tảo lam và tảo giáp ở nhóm N1 đạt mật độ cao hơn nhóm N2 vào cuối vụ nuôi cho thấy sự khác biệt về mức độ phong phú của tảo dưới ảnh hưởng của mật độ nuôi tôm khác nhau. Kết quả của nghiên cứu góp phần trong việc quản lý chất lượng nước cũng như quản lý tảo trong các ao nuôi tôm TCT siêu thâm canh.
Mô tả: 23tr.
Định danh: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/86924
Bộ sưu tập: Trường Thủy sản

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
_file_
  Giới hạn truy cập
695.92 kBAdobe PDF
Your IP: 3.134.83.182


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.