Please use this identifier to cite or link to this item: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/100190
Title: Thiết kế cấp phối và nghiên cứu ảnh hưởng của sợi Forta-Fi đến các chỉ tiêu cơ lý của hỗn hợp đá dăm vữa nhựa - SMA12.5 = Gradation design and effect of the forta-fi fiber on the mechanical properties of SMA 12.5 mixture
Authors: Đỗ, Tiến Thọ
Nguyễn, Huỳnh Tấn Tài
Nguyễn, Duy Liêm
Trần, Vũ Tự
Keywords: SMA
Đá dăm vữa nhựa
Độ ổn định Marshall
Độ dẻo
Nhựa polymer
Sợi cellulose
Sợi Forta-fi
Cường độ chịu kéo khi ép chẻ
Issue Date: 2022
Series/Report no.: Tạp chí Xây dựng;Số 03 .- Tr.120-124
Abstract: Hằn lún vệt bánh xe là một dạng hư hỏng phổ biến của mặt đường bê tông nhựa ở Việt Nam do tác động của xe quá tải và điều kiện thời tiết nắng nóng. Bên cạnh việc sử dụng các loại nhựa đường có cấp kháng hằn lún cao hơn thì thành phần cấu tạo hỗn hợp bê tông nhựa cũng có thể được cải tiến để nâng cao khả năng kháng hằn lún của mặt đường. Sử dụng hỗn hợp đá dăm vữa nhựa (Stone Mastic Asphalt) với cấp phối hạt gián đoạn là một giải pháp phù hợp cho vấn đề này. Nhờ vào bộ khung chịu lực gồm các hạt cốt liệu lớn và hàm lượng nhựa cao, loại vật liệu này đã chứng minh tính năng ưu việt của nó với khả năng kháng hằn lún vệt bánh xe và nứt do mỏi qua nhiều nghiên cứu trên khắp thế giới. Ở Việt Nam loại vật liệu này chưa được sử dụng nhiều và tiêu chuẩn cơ sở SMA cũng chỉ mới được ban hành vào cuối năm 2021. Bài báo này trình bày một nghiên cứu bước đầu về thiết kế cấp phối và các chỉ tiêu cơ lý cơ bản của hỗn hợp SMA. Ảnh hưởng của phụ gia dạng sợi (Forta-fi) đến đặc trưng cơ lý của hỗn hợp SMA cũng được xét đến trong nghiên cứu này. Kết quả thí nghiệm cho thấy phụ gia này giúp cải thiện cường độ chịu kéo khi ép chẻ lên đến 21.9% trong khi không làm thay đổi nhiều các chỉ tiêu cơ lý khác.
URI: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/100190
ISSN: 2734-9888
Appears in Collections:Xây dựng Việt Nam

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
_file_
  Restricted Access
2.13 MBAdobe PDF
Your IP: 3.22.51.241


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.