Please use this identifier to cite or link to this item: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/71756
Title: Tổ chức Tòa án theo thẩm quyền xét xử, không phụ thuộc vào đơn vị hành chính
Authors: Nguyễn, Tất Viễn
Keywords: Đơn vị hành chính
Tổ chức Tòa án
Thẩm quyền xét xử
Issue Date: 2021
Series/Report no.: Tạp chí Tòa án Nhân dân;Số 15 .- Tr.21-27
Abstract: Trong bài viết:“ Tổ chức Tòa án theo thẩm quyền xét xử, không phụ thuộc vào đơn vị hành chính”, tác giả Nguyễn Tất Viễn - Nguyên Ủy viên Thường trực Ban Chỉ đạo CCTP TW nêu quan điểm: Lịch sử đã chứng minh rằng, trong hệ thống quyền lực nhà nước, quyền tư pháp có vị trí riêng biệt. Đó là một nhánh quyền lực được tổ chức và vận hành trong mối liên hệ mật thiết, không tách rời quyền lập pháp và quyền hành pháp. Đó là quyền nhân danh nhà nước (nhân danh công lý) phán quyết về các hành vi vi phạm pháp luật, các tranh chấp, buộc các cá nhân, tổ chức chịu sự phán quyết đó phải thi hành. Đây là chức năng đầu tiên và quan trọng nhất của quyền tư pháp. Quyền tư pháp được thực hiện với sự tham gia của nhiều chủ thể có các chức năng, nhiệm vụ khác nhau, có tính đặc trưng trong hoạt động tư pháp (xét xử, điều tra, truy tố, giám định tư pháp, bào chữa…). Quyền tư pháp còn được hiểu là quyền của Tòa án được xây dựng và phát triển án lệ, bảo đảm cho pháp luật áp dụng thống nhất. Đó là những giá trị mang tính phổ quát của quyền tư pháp. Bên cạnh đó, quyền tư pháp cũng có những giá trị mang tính đặc thù, trước hết ở khía cạnh chính trị và tính giai cấp của nó. Vì xét cho cùng, quyền tư pháp là sự thể chế hóa, cụ thể hóa và hiện thực hóa của quyền lực chính trị của giai cấp thống trị. Vì vậy, quyền tư pháp ở các quốc gia có sự khác nhau do chế độ kinh tế, thể chế chính trị, truyền thống văn hóa, truyền thống pháp lý quy định. Bên cạnh đó, quyền tư pháp còn được thể hiện ở cách thức tổ chức các cơ quan tư pháp, ở mô hình tố tụng mà quốc gia lựa chọn, ở quy trình, thủ tục tố tụng, cách thức và mức độ nhân dân tham gia vào công tác xét xử của Tòa án. Tất cả các yếu tố nêu trên dẫn đến một yêu cầu có tính nguyên tắc là: tổ chức và hoạt động của các thiết chế tham gia thực hiện quyền tư pháp khác với các thiết chế tham gia thực hiện quyền lập pháp và quyền hành pháp. Ở Việt Nam, Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 xác định “Tòa án có vị trí trung tâm và xét xử là hoạt động trọng tâm”. Đến Hiến pháp năm 2013 thì xác định TAND là cơ quan xét xử, thực hiện quyền tư pháp. Trong bài viết này, tác giả tập trung phân tích các vấn đề lý luận về quyền tư pháp và cách thức tổ chức Tòa án. Đồng thời, với việc phân tích các quy định về tổ chức Tòa án ở Việt Nam từ 1945 đến nay, tác giả chỉ rõ một số kinh nghiệm lịch sử trong xây dựng Tòa án ở nước ta hiện nay, từ đó khẳng định cần tiếp tục đổi mới tổ chức TAND, tập trung vào đổi mới tổ chức của TAND cấp huyện.
URI: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/71756
ISSN: 1859-4875
Appears in Collections:Tòa án Nhân dân

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
_file_
  Restricted Access
2.74 MBAdobe PDF
Your IP: 3.22.248.208


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.