Please use this identifier to cite or link to this item: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/75482
Full metadata record
DC FieldValueLanguage
dc.contributor.advisorDương, Thúy Yên-
dc.contributor.authorLê, Hoàng Lên-
dc.date.accessioned2022-04-27T01:54:58Z-
dc.date.available2022-04-27T01:54:58Z-
dc.date.issued2021-
dc.identifier.otherLV7913,7914/2021-
dc.identifier.urihttps://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/75482-
dc.description17tr.vi_VN
dc.description.abstractNghiên cứu này nhằm đánh giá khả năng chịu mặn của hai dòng cá trê vàng (Clarias macrocephalus) nuôi (ở Cần Thơ, CT) và cá tự nhiên (có nguồn gốc từ Cà Mau, CM) ở giai đoạn cá hương. Hai dòng cá được ương ở 4 mức độ mặn 0, 4, 8 và 12‰ và lặp lại 4 lần. Cá trê có khối lượng ban đầu từ 0,093 – 0,106 g được ương trong hệ thống tuần hoàn với thể tích bể ương là 100 L (mật độ 300 con/bể). Thức ăn công nghiệp 41% protein được sử dụng và cho cá ăn theo nhu cầu. Sau 2 tháng nuôi, khối lượng cá hương của nhóm cá CM dao động từ 1,6 - 7,29 g và nhóm cá CT từ 1,84 - 8,38 g. Độ mặn càng cao thì tăng trưởng và tỉ lệ sống của cá càng giảm ở hai dòng cá (P<0,05). Tỉ lệ sống của cá tốt nhất ở nghiệm thức 0‰ (dòng CM là 31,3% và CT là 43%) và thấp nhất ở 12‰ (CM: 9,58% và CT: 13,7%), khác biệt không có ý nghĩa so với 8‰ (P>0,05). Hệ số tiêu tốn thức ăn (FCR) tăng theo sự gia tăng độ mặn. FCR của cá CM dao động từ 0,29-0,91 và cá CT từ 0,33-0,93. Như vậy dòng cá nuôi CT có xu hướng chịu mặn tốt hơn so với cá CM.vi_VN
dc.language.isovivi_VN
dc.publisherTrường Đại Học Cần Thơvi_VN
dc.subjectNuôi Trồng Thủy Sánvi_VN
dc.titleSo sánh khả năng chịu mặn của hai dòng cá trê vàng (Clarias macrocephalus) ở giai đoạn cá hươngvi_VN
dc.typeThesisvi_VN
Appears in Collections:Trường Thủy sản

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
_file_
  Restricted Access
516.45 kBAdobe PDF
Your IP: 3.137.217.177


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.