Please use this identifier to cite or link to this item: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/81613
Title: Hình tượng nước Nga trong văn học Nga hải ngoại qua truyện ngắn của Ivan Bunin và Vladimir Nabokov
Authors: Trần, Thị Nâu
Huỳnh, Thị Hoài Tâm
Keywords: Sư phạm Ngữ văn
Issue Date: 2022
Publisher: Trường Đại học Cần Thơ
Abstract: Ivan Bunin và Vladimir Nabokov là hai trong số những nhà văn tiêu biểu của dòng văn học Nga hải ngoại nói riêng và văn học thế giới nói chung. Truyện ngắn của cả hai nhà văn đều đạt được những thành công nổi trội trong việc khắc họa hình tượng nước Nga với cảm thức lưu vong và di trú. Biểu hiện của hình tượng nước Nga ở cả phương diện nội dung lẫn phương diện nghệ thuật trong truyện ngắn của Ivan Bunin và Vladimir Nabokov có nhiều điểm tương đồng, giao nhau đồng thời cũng mang nhiều giá trị và đặc điểm khu biệt với nhau. Chính điều này đã góp phần bổ sung lẫn nhau, hướng đến hoàn thiện hình tượng nước Nga trong dòng văn học hải ngoại. Nước Nga ấy đa diện với màu sắc của vẻ đẹp quá vãng. Đó là nước Nga với chế độ điền trang, thái ấp trước năm 1917 mang vẻ đẹp dịu hòa của thiên nhiên, thịnh đạt trong đời sống và đậm đà sắc màu cổ truyền thể hiện qua nếp sinh hoạt, văn hóa, tôn giáo. Trên nền tảng hiện thực nước Nga như thế, con người trở thành những thiên sứ đại diện cho vẻ đẹp Nga vĩnh hằng và họ vĩnh viễn tôn thờ nước Nga trong dòng chảy kí ức tuyệt vời và bằng tất cả những gì họ có. Song song với hình tượng nước Nga diu hòa là hình tượng nước Nga mà kiều dân mang theo trên suốt chặng đường lưu vong. Đó là nước Nga trong tấn bi kịch bị khước từ, dần tản mát, đổ vỡ trên những mảnh đất di trú xa lạ và lạc lõng. Con người vì thế mà trở nên cô đơn, bế tắc trên suốt hành trình lưu vong. Họ luôn tìm kiếm ý nghĩa sống trong giới hạn của sự tự ám thị về thân phận lưu vong, những sang chấn tâm lí song hành với họ trên con đường giữ gìn và phục dựng đất nước, những chắp nối mờ nhòe ranh giới, sự sợ hãi trước tất cả những giá trị hiện tồn trong thực tại và sự ám ảnh cực độ về cái chết. Để khắc họa hình tượng nước Nga, cả hai nhà văn đã vận dụng nhiều biểu hiện nghệ thuật dựa trên kĩ thuật viết theo cách riêng. Trong đó, nhà văn Ivan Bunin lựa chọn cách viết mang đậm màu sắc cổ điển Nga với kiểu kết cấu hồi cố, lối viết hòa phối các yếu tố miêu tả, trữ tình, tô đậm màu sắc nội cảm giàu suy tư, triết luận và sự tổng hợp chất thơ, chất họa vô cùng nhuần nhị; nhà văn Vladimir Nabokov lựa chọn cách viết mang đậm màu sắc văn chương hậu hiện đại Âu – Mỹ với kiểu kết cấu phân mảnh, lối trần thuật trung tính, khách quan và sự xuất hiện nhiều thông tin, lớp từ ngữ thuộc các ngành khoa học. Nghiên cứu hình tượng nước Nga trong hệ thống văn học Nga hải ngoại qua truyện ngắn của hai văn gia hải ngoại tiêu biểu – Ivan Bunin và Vladimir Nabokov – nhằm cụ thể hóa biểu hiện và vị thế của hình tượng đất nước trong dòng văn học hải ngoại; góp phần kiến giải những giá trị đặc sắc về nội dung, nghệ thuật trong truyện ngắn của hai nhà văn; khẳng định tính dân tộc và mối quan hệ không thể tách rời văn học hải ngoại với tổng thể văn học Nga; khẳng định ý nghĩa tích cực của dòng văn học Nga hải ngoại trên văn đàn thế giới.
Description: 142 tr.
URI: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/81613
Appears in Collections:Khoa Sư phạm

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
_file_
  Restricted Access
2.06 MBAdobe PDF
Your IP: 18.117.100.202


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.