Please use this identifier to cite or link to this item: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/88469
Title: Điều tra đặc điểm sinh thái, phân lập và tuyển chọn một số dòng vi khuẩn có khả năng kháng khuẩn, kháng nấm, kích thích sinh trưởng từ đất và rễ của cây Xuyên tâm liên Andrographis paniculata (Burm. f.) Nees tại Sóc Trăng và Cần Thơ.
Authors: Phùng, Thị Hằng
Tạ, Hồng Thắm
Keywords: Sư phạm Sinh
Issue Date: 2023
Publisher: Trường Đại học Cần Thơ
Abstract: Đề tài “Điều tra đặc điểm sinh thái, phân lập và tuyển chọn một số dòng vi khuẩn có khả năng kháng khuẩn, kháng nấm, kích thích sinh trưởng từ đất và rễ của cây Xuyên tâm liên Andrographis paniculata (Burm. f.) Nees tại Sóc Trăng và Cần Thơ.” được thực hiện với mục tiêu khảo sát và tuyển chọn một số dòng vi khuẩn có đặc tính tốt tại hai địa điểm khác nhau ở Sóc Trăng và Cần Thơ. Quy trình thực hiện gồm: thu mẫu xử lý mẫu, phân tích đất, phân lập vi sinh vật, khảo sát khả năng đối kháng sinh học (kháng khuẩn, kháng nấm) và kích thích sinh trưởng (cố định đạm, hòa tan lân, tổng hợp IAA). Kết quả cho thấy đất vùng rễ có sự chênh lệch về thành phần chất hữu cơ. Có 24 dòng vi khuẩn đã được phân lập từ đất vùng rễ và rễ của Xuyên tâm liên được trồng ở hai địa điểm thu mẫu (10 dòng tại Sóc Trăng, và 14 dòng tại Cần Thơ). Trong đó, có 5 dòng Gram âm (chiếm 20,83%) và 19 dòng Gram dương (chiếm 79,17%). Hàm lượng chất hữu cơ có ảnh hưởng đến số lượng vi khuẩn phân lập được ở đất, tại Cần Thơ hàm lượng chất hữu cơ (31,32%) phân lập được nhiều vi khuẩn hơn (11 dòng) so với Sóc Trăng (6 dòng) hàm lượng chất hữu cơ (4,22%). Về khả năng đối kháng sinh học, có 10 dòng có khả năng kháng nấm Rhizoctonia solani, 5 dòng có khả năng kháng khuẩn Erwinia sp.. Tiến hành khảo sát khả năng kích thích sinh trưởng của hai dòng ĐCT 10 và RST 2.3 kết quả cho thấy về khả năng cố định đạm, cả hai dòng đều có khả năng cố định đạm đạt ở mức cao tại thời điểm 5 ngày sau bố trí (hàm lượng đạt 0,360 mg.L-1 và 0,475 mg.L-1). Về khả năng hòa tan lân tổng số dao động từ 0,977 mg.L-1 đến 61,6 mg.L-1, cho thấy tiềm năng sử dụng hai vi khuẩn này trong việc hòa tan các dạng lân khó tan trong môi trường đất. Kết quả khảo sát về khả năng tổng hợp hormone thực vật IAA của 2 dòng vi khuẩn trong môi trường NBRIP lỏng đạt cao nhất ở thời điểm 7 ngày sau bố trí.
Description: 73 tr.
URI: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/88469
Appears in Collections:Khoa Sư phạm

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
_file_
  Restricted Access
2.81 MBAdobe PDF
Your IP: 18.220.1.239


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.