Please use this identifier to cite or link to this item: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/95991
Title: Pháp luật Dân sự Việt Nam về Di chúc miệng, một số bất cập và hướng hoàn thiện.
Authors: Trần, Khắc Qui
Sơn, Thuỷ Su Phol B1902921
Keywords: Luật Tư Pháp
Issue Date: 2024
Abstract: Đề tài luận văn trình bày về hình thức di chúc miệng trong pháp luật dân sự Việt Nam, chỉ ra một số bất cập trong quy định của pháp luật và những kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định về hình thức di chúc miệng. Luận văn bao gồm: Phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và nội dung. Phần nội dung thì có ba chương: Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về di chúc miệng trong pháp luật dân sự Việt Nam. Chương 2: Quy định pháp luật về di chúc miệng. Chương 3: Thực tiễn và một số giải pháp kiến nghị. Qua quá trình nghiên cứu luận văn, tác giả có tìm ra một số bất cập và giải pháp. Một số ví dụ điển hình: 1.Ý chí của cha, mẹ trong việc lập di chúc Tại khoản 2 Điều 630 BLDS 2015 quy định: “Di chúc của người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi phải được lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc”. Đề xuất kiến nghị ở khoản 2 Điều 630 BLDS 2015 cần thay đổi như sau: “Di chúc của người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi phải được lập thành văn bản và di chúc miệng”. 2. Cần công nhận di chúc miệng được lập thông qua phương tiện điện tử là file ghi âm ghi hình lại di chúc hợp pháp Theo khoản 5 điều 630 BLDS 2015 quy định: “ di chúc miệng được coi là hợp pháp, nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau đó những người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày người lập di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng hoặc chứng thực”. đề suất kiến nghị bổ sung vào khoản 5 điều 630 BLDS 2015 là: “Di chúc miệng được coi là hợp pháp, nếu người lập di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau đó những người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. trong thời hạn năm ngày, kể từ ngày người lập di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng hoặc chứng thực. Ngoài ra, bản thân người lập di chúc được tự ghi âm, ghi hình (video) lại trong quá trình người lập di chúc miệng thực hiện ý nguyện của mình đều được công nhận.
Description: 48 tr.
URI: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/95991
Appears in Collections:Khoa Luật

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
_file_
  Restricted Access
2.39 MBAdobe PDF
Your IP: 3.145.59.187


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.