Please use this identifier to cite or link to this item: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/96573
Title: Hiện trạng nguồn tài nguyên nước ngọt sử dụng tại cộng đồng vùng đệm vườn quốc gia U Minh Thượng
Authors: Lý, Văn Lợi
Huỳnh, Lê Mỹ Hạnh
Keywords: Dịch vụ hệ sinh thái
Hiện trạng nguồn nước
Nguồn nước ngọt
Nhu cầu sử dụng nước
U Minh Thượng
Issue Date: 2023
Series/Report no.: Tạp chí Khoa học Đại học Đồng Tháp;Tập 12, Số 02 .- Tr.97-106
Abstract: Nghiên cứu nhằm đánh giá hiện trạng sử dụng nguồn nước của hộ dân và phân tích mối quan hệ với dịch vụ điều tiết nước của hệ sinh thái Vườn quốc gia U Minh Thượng. Đề tài đã thực hiện 39 mẫu phỏng vấn sâu đối với hộ dân vùng đệm và cán bộ quản lý U Minh Thượng kết hợp với các dữ liệu đo đạc tại U Minh Thượng cũng như tham vấn ý kiến các chuyên gia có nhiều năm kinh nghiệm. Kết quả cho thấy nguồn nước mưa tại khu vực dư thừa vào mùa mưa (trung bình 280 mm/tháng) và có nguy cơ thiếu hụt vào mùa khô (trung bình 60 mm/tháng). Nguồn nước mặt được dự trữ trong các kênh, mương cũng khá dồi dào khoảng 5.248.055 m3. Nước ngầm có trữ lượng khá lớn với độ dày tầng chứa đạt tới 184,68 m. Sử dụng nước trong sinh hoạt chủ yếu từ nước ngầm (92%), nước sông (8%) và 5% kết hợp nước mưa và nước ngầm. Vẫn còn số ít hộ dân sử dụng nước ngầm phục vụ canh tác. Nguồn nước ngọt tại khu vực đang đối mặt với nhiều vấn đề như nước ngầm nhiễm phèn nặng, nước sông có dấu hiệu ô nhiễm hữu cơ vào mùa khô. Trước các tác động của biến đổi khí hậu thì vai trò điều tiết nước của hệ sinh thái đất ngập nước U Minh Thượng càng quan trọng giúp giảm ngập cục bộ vào mùa mưa, rửa mặn, làm sạch dòng sông sớm vào cuối mùa khô. Tuy nhiên, để tăng cường hiệu quả cung cấp các dịch vụ hệ sinh thái, U Minh Thượng cần lồng ghép tính toán cân bằng nước cho cả khu vực vùng đệm.
URI: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/96573
ISSN: 0866-7675
Appears in Collections:Khoa học ĐH Đồng Tháp

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
_file_
  Restricted Access
4.88 MBAdobe PDF
Your IP: 18.189.180.76


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.