Please use this identifier to cite or link to this item: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/88676
Title: Khảo sát thành phần loài và mật độ động vật phiêu sinh trong hệ thống ao nuôi tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei Boone, 1931) thâm canh
Authors: Võ, Nam Sơn
Trương, Thị Hạnh Nguyên
Keywords: Nuôi Trồng Thuỷ Sản
Issue Date: 2023
Publisher: Trường Đại Học Cần Thơ
Abstract: Mục tiêu của nghiên cứu là xác định thành phần loài và mật độ của động vật phiêu sinh (ĐVPS) trong hệ thống nuôi TCT thâm canh tại huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng. Mẫu ĐVPS được thu tại 4 ao nuôi tôm thương phẩm với mật độ thả từ 120-180 com/m2 , 2 kênh cấp và 2 kênh thải. Kết quả đã xác định tổng cộng 52 loài ĐVPS, trong đó Rotifera có số loài cao nhất (26 loài), các nhóm còn lại có số loài thấp hơn. Số loài ĐVPS trong các ao tôm qua các đợt khảo sát dao động từ 2 – 9 loài tương ứng với mật độ 325.000 – 3.904.500 ct/m3 . Thành phần loài ĐVPS ở các kênh cấp và kênh thải biến động từ 4–14 loài với mật độ từ 181.125 – 992.013 ct/m3 Trong các ao tôm, mật độ ĐVPS đạt giá trị cao vào giai đoạn đầu (14 ngày), giảm thấp ở giai đoạn từ 28-42 ngày. Mật độ ĐVPS có xu hướng tăng ở giai đoạn từ 56 ngày đến cuối vụ tôm. Các chỉ số H’, d và J’ trong các ao tôm đạt giá trị thấp hơn so với kênh cấp và kênh thải. Nhiệt độ tương quan thuận với thành phần loài và mật độ của Cladocera, Copepoda và nhóm khác, trong khi độ mặn ảnh hưởng có ý nghĩa đến sự phong phú của Rotifera. Các thông số pH, độ kiềm, DO, TAN, NO3 - , PO4 3-, chlorophyll-a ảnh hưởng có ý nghĩa đến sự phong phú của Protozoa và tổng mật độ ĐVPS. Sự phát triển của zooplankton trong các ao tôm đã góp phần gia tăng hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi, tuy nhiên cần có biện pháp hạn chế sự ưu thế của Protozoa vào cuối giai đoạn nuôi.
Description: 20tr.
URI: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/88676
Appears in Collections:Trường Thủy sản

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
_file_
  Restricted Access
881.67 kBAdobe PDF
Your IP: 18.117.196.217


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.